
Cẩn thận khi luyện tập thể dục, thể thao quá sức lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH
Coi chừng giãn tĩnh mạch tinh
Đây là cảnh báo của bác sĩ Trần Quốc Khánh, khoa phẫu thuật tiết niệu, Giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng chuyện có con?
- Suy van tĩnh mạch: Van trong lòng mạch có chức năng ngăn máu chảy ngược. Khi van yếu hoặc không có van, máu trào ngược liên tục làm tăng áp lực, khiến tĩnh mạch giãn dần.
- Chèn ép cơ học: Tĩnh mạch thận trái có thể bị ép giữa động mạch chủ và động mạch mạc treo tràng, gây ứ máu kéo dài. Tình trạng này thường gặp ở người trưởng thành hoặc có khối u vùng bụng.
- Yếu tố nguy cơ: Đứng lâu, vận động mạnh, thói quen mặc quần bó sát hoặc tiền sử gia đình cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh
Bác sĩ Khánh cho hay giãn tĩnh mạch tinh thường diễn tiến âm thầm, các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu. Người bệnh có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh thông qua các triệu chứng sau:
Cảm giác nặng, đau âm ỉ vùng bìu, tăng lên khi đứng lâu, vận động mạnh hoặc vào cuối ngày, giảm khi nghỉ ngơi.
Sờ thấy búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo như "búi giun" dưới da bìu.
Có thể nhìn thấy mạch máu nổi rõ ở giai đoạn nặng (độ III).
Một số triệu chứng kèm theo như: tinh hoàn teo nhỏ; khó có con dù vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 1 năm.
"Khi thấy các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, tầm soát. Nam giới sẽ được thăm khám lâm sàng bằng nghiệm pháp Valsava để quan sát sự thay đổi kích thước tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, thực hiện các chụp chiếu cận lâm sàng như siêu âm, chụp mạch máu, xét nghiệm tinh dịch đồ…", bác sĩ Khánh khuyến cáo.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh để phòng bệnh nam giới cần chú ý thay đổi lối sống. Phòng tránh các yếu tố nguy cơ như đứng lâu, vận động mạnh, thói quen mặc quần bó sát hoặc tiền sử gia đình. Khi thấy triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
