TP.HCM muốn 'bắt tay' với doanh nghiệp công nghệ cao để phát triển hạ tầng

Ngày 29-3, tại tọa đàm Doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố trong phát triển hạ tầng 2025, TP.HCM lắng nghe ý kiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp, để tham gia đồng hành vào sự phát triển của thành phố.
TP.HCM muốn 'bắt tay' với doanh nghiệp công nghệ cao để phát triển hạ tầng - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với các doanh nghiệp tham dự tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại tọa đàm, đại diện các 

Ông Lê Hồng Minh - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VNG - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Hồng Minh - chủ tịch HĐQT Công ty VNG - bày tỏ ý kiến khi TP.HCM hình thành trung tâm tài chính toàn cầu, cần chiến lược khác biệt và lấy câu chuyện trung tâm tài chính Singapore lớn nhất khu vực Đông Nam Á để dẫn chứng.

"Thay vì cạnh tranh với Singapore, TP.HCM cần hợp tác bổ sung, tập trung thị trường khu vực toàn cầu, cần có môi trường kinh doanh thuận lợi và pháp lý rõ ràng… 

Đề xuất đột phá với TP.HCM là xem khu trung tâm tài chính là khu độc lập, phục vụ công ty hướng thị trường toàn cầu, được đối xử như công ty hoạt động ở nước ngoài, sử dụng chính thức tiếng Anh, được quyền phê duyệt và hỗ trợ với nhiều lãnh đạo tài chính toàn cầu…", ông Minh đề xuất.

Trả lời vấn đề này, ông Hoan nói Chính phủ đang chuẩn bị khung pháp lý trung tâm tài chính TP.HCM và Đà Nẵng, nhưng tinh thần chung là khu tài chính hoạt động đặc biệt và độc lập, có quy chế quản lý, chính sách riêng, doanh nghiệp đầu tư vào cần theo chính sách riêng.

TP.HCM muốn 'bắt tay' với doanh nghiệp công nghệ cao để phát triển hạ tầng - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hải Linh - chủ tịch Elisa Group - kiến nghị mở cổng thông tin dự án cần tài trợ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP.HCM muốn 'bắt tay' với doanh nghiệp công nghệ cao để phát triển hạ tầng - Ảnh 4.

Bà Lê Thị Thu Thủy - phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tổng giám đốc VinFast toàn cầu - kiến nghị 5 giải pháp xanh cho TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đặt ra chiến lược xanh cho TP.HCM, bà Lê Thị Thu Thủy - phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup - đánh giá khí thải giao thông TP.HCM có lúc ô nhiễm lớn nhất thế giới, bà Thủy đề xuất 5 giải pháp.

Chẳng hạn: cần thiết lập khu vực phát thải thấp, thu phí xe xăng xe dầu vào năm 2030; mở rộng xe buýt điện trong giao thông công cộng; đẩy manh hạ tầng phát triển xe điện; xây dựng chính sách chuyển đổi xe giao hàng, taxi sang xe điện và Vingroup sẵn sàng hỗ trợ bằng chính sách; kiến nghị TP.HCM tiên phong thị trường tín chỉ carbon từ giao thông.

Nhìn nhận thẳng những kiến nghị từ phía Vingroup, ông Hoan nói hai bên có bàn nhưng bàn chưa tới.

"Phải bàn cho ra dự án chuyển đổi xe buýt công cộng, xe giao hàng, trạm sạc… Vingroup làm các nơi khác rất rộn ràng nhưng ở TP.HCM làm hơi chậm. Vingroup có tư duy mở rộng, cũng cần kết nối vùng sâu vùng xa của thành phố. Vingroup đang đầu tư lớn ở Cần Giờ, làm sao xe vào huyện xanh chỉ là xe điện, tàu chạy trong rừng chỉ bằng điện", ông Hoan gợi ý ngược trở lại cho đại diện Vingroup.

Sẽ hình thành trung tâm hồ sơ dự án một cửa

Còn với vấn đề gỡ vướng cho doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường đầu tư mà ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - đặt ra, ông Hoan nói sẽ kiến nghị rút ngắn quy trình thủ tục các dự án đầu tư tư nhân, chủ tịch TP.HCM đã chỉ đạo hình thành tiếp nhận trung tâm hồ sơ dự án một cửa, giám đốc các cơ quan có liên quan ngồi mổ xẻ phân tích hướng dẫn giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư, sau đó từng cơ quan có hướng dẫn cụ thể, thay vì đến nhiều cơ quan…

TP.HCM muốn 'bắt tay' với doanh nghiệp công nghệ cao để phát triển hạ tầng - Ảnh 5.Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Tập trung phát triển hạ tầng để TP.HCM tăng trưởng hai con số

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đề nghị các sở, ngành tập trung bàn các giải pháp phát triển hạ tầng, giải quyết các điểm nghẽn thu hút nhà đầu tư, tạo nguồn lực để TP.HCM phát triển hai con số trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề