![]() |
Tại nút giao đường Quang Trung, Đống Đa, một tháp báo |
Khi trời mưa to, kéo dài, mực nước dâng đến mức 20cm trên tháp, tháp sẽ báo tin về hệ thống giám sát ngập lụt |
Các điểm nóng về ngập úng như nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hoàng, ngã tư đường Phan Đăng Lưu - Lê Thanh Nghị, ngã ba đường Cù Chính Lan - An Xuân 2, kiệt 264 đường Trần Cao Vân, kiệt 251 Thái Thị Bôi, kiệt 25 đường Hà Huy Tập, đường Bàu Trảng 6…cũng được lắp tháp báo ngập. |
![]() |
Tuyến đường dưới gầm cầu Đỏ (quận Cẩm Lệ) thường xuyên bị chia cắt mỗi khi mưa lớn. |
![]() |
Hiện đã được lắp tháp báo ngập. Anh Nguyễn Thái (phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) cho hay hầu như năm nào vào mùa mưa đoạn này cũng ngập rất sớm, nhiều người lỡ đi qua rất nguy hiểm vì gần bờ sông. "Có tháp này người dân vừa thấy được mực nước, vừa cảnh báo để chọn tuyến đường khác an toàn hơn", anh nhìn nhận. |
![]() |
Ngoài tháp báo ngập, 17 tháp báo lũ được lắp đặt trên địa bàn huyện Hoà Vang. Tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu ( trên 01 m) sẽ lắp đặt 1 tháp báo lũ thông minh. Khi xuất hiện ngập lụt tại tháp báo lũ, hệ thống sẽ tự động kết nối thông qua phần mềm giám sát. Cùng với số liệu của trạm thủy văn trên sông, các đơn vị chức năng sẽ dự báo, cảnh báo về tình hình lũ lụt đến từng thôn, từng hộ để chủ động di chuyển, triển khai các phương án sơ tán dân, cứu hộ cứu nạn. Phương thức cảnh báo có thể thực hiện qua tin nhắn, ứng dụng trên điện thoại, trạm phát thanh cảnh báo hoặc hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Đặc biệt, ngay trên đỉnh tháp báo lũ cũng có loa phát cảnh báo. |
![]() |
Ông Nguyễn Văn Quốc, Giám đốc IOC nhìn nhận, những tháp báo lũ, báo ngập này rất hữu ích trong việc cảnh báo, hướng dẫn người dân. Tại IOC, các nhân viên sẽ theo dõi vị trí và cập nhật dữ liệu từ các tháp báo về để gửi cảnh báo cho người dân chính xác, kịp thời nhất, hạn chế những rủi ro, thiệt hại trong mùa mưa lũ. |
