Thuốc giả tràn lan, cách nào nhận diện?

Việc sử dụng thuốc giả không chỉ ảnh hưởng về kinh tế mà còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
thuốc giả - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, bán thuốc giả lớn - Ảnh: CA Thanh Hóa

Ngay sau khi lực lượng chức năng triệt phá đường dây sản xuất sữa giả, một đường dây khác sản xuất thuốc giả cũng bị bắt. Hàng ngàn viên thuốc người mua kỳ vọng chữa được bệnh thì lại trở thành mối nguy, đe dọa tới sức khỏe. Thuốc giả tràn lan, người bệnh lo lắng.

Thuốc giả chứa thành phần corticoid rất nguy hiểm cho người dân khi dùng nhiều, nguy cơ gây hại cho sức khỏe rình rập người bệnh.

Sự hiện diện của thuốc giả tạo ra vòng xoáy: thất bại điều trị - biến chứng - chi phí điều trị cao hơn - gánh nặng cho hệ thống y tế - và nguy cơ tử vong gia tăng.

BS Nguyễn Huy Hoàng

Thủ đoạn tinh vi, nhắm đến người cao tuổi

Công an tỉnh Thanh Hóa mới triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả với quy mô lớn, bắt giữ 14 nghi phạm về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh".

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, nhóm sản xuất thuốc giả, làm việc và cất giấu thuốc tại 6 địa điểm ở 6 tỉnh, thành là Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp, số lượng là hàng ngàn loại thuốc tân dược.

Cơ quan chức năng đã thu giữ toàn bộ 21 loại tân dược, thuốc chữa xương khớp giả và hàng ngàn hộp thuốc "Thuốc giả tràn lan, cách nào nhận diện? - Ảnh 2.

Tang vật là thuốc chữa bệnh giả vừa bị công an thu giữ - Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa

Ông Tạ Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết thuốc chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, do vậy yêu cầu quản lý rất nghiêm ngặt.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt được quy định tại Luật Dược và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Vậy làm sao để ngăn thuốc giả ra thị trường? Ông Tạ Mạnh Hùng cho hay các đơn vị đã thống nhất tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật trong thời gian tới.

Dù việc đấu tranh phòng chống thuốc giả "vẫn đã và đang" được thực hiện, nhưng thực tế vẫn có hàng ngàn loại thuốc giả được đưa ra thị trường mỗi năm. Đơn cử vụ việc ở Thanh Hóa hoạt động đến 4 năm, thu lời bất chính 200 tỉ đồng rồi mới bị bắt, để lại hệ lụy khôn lường cho xã hội.

Theo bác sĩ Hoàng, việc vẫn còn tồn tại thuốc giả một phần do khung hình phạt nghiêm ngặt nhưng chưa đủ răn đe. Các đường dây thuốc giả vẫn tồn tại dai dẳng, đặc biệt trên không gian mạng. Điều này cho thấy rào cản lớn không nằm ở khung luật mà ở năng lực thực thi, khả năng phát hiện và phối hợp liên ngành.

"Cần có thêm nhiều giải pháp như siết chặt kiểm soát kê đơn; rà soát quy định về bán thuốc trực tuyến; minh bạch hóa quy trình cấp phép và quản lý giá; xử lý nghiêm minh, công khai các vụ việc lớn...

Đặc biệt, dược sĩ và bác sĩ là hàng rào đầu tiên phát hiện thuốc giả. Người trực tiếp bán thuốc cho người bệnh cần chủ động tư vấn, báo cáo nghi ngờ, hướng dẫn người bệnh.

Tiến tới có thể ứng dụng công nghệ như áp dụng mã hóa truy xuất nguồn gốc, blockchain, QR code; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về thuốc lưu hành", bác sĩ Hoàng đề xuất.

5 tác hại nghiêm trọng của thuốc giả đối với sức khỏe

Không điều trị được bệnh

Thuốc giả thường không chứa hoạt chất hoặc chỉ chứa với hàm lượng rất thấp, dẫn đến hiệu quả điều trị không có hoặc không đáng kể.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có hơn 1 triệu người tử vong liên quan đến việc sử dụng thuốc giả và thuốc kém chất lượng.

Gây ra tác dụng phụ nguy hiểm

Một số thuốc giả có thể chứa tạp chất độc hại, sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn. Hậu quả có thể là ngộ độc, dị ứng nặng, suy gan, suy thận, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng... thậm chí tử vong.

Làm tăng tình trạng kháng thuốc

Đặc biệt nguy hiểm là thuốc kháng sinh giả. Khi hoạt chất không đủ liều hoặc không đúng loại, vi khuẩn có thể "học cách" kháng lại thuốc, gây khó khăn trong điều trị về sau.

Tổn hại tâm lý và tài chính

Người bệnh khi dùng thuốc giả sẽ mất niềm tin vào thuốc men, bác sĩ và hệ thống y tế. Đồng thời, họ còn phải tốn kém thêm chi phí điều trị biến chứng do thuốc giả gây ra, chưa kể mua thuốc không có tác dụng.

Nguy cơ tử vong cao

Trong nhiều trường hợp, thuốc giả không chỉ làm chậm trễ việc điều trị mà còn gây độc cho cơ thể. Một số thống kê từ WHO cho thấy có từ 72.000 đến 169.000 trẻ em tử vong mỗi năm do thuốc kháng sinh giả.

Thuốc giả tràn lan, cách nào nhận diện? - Ảnh 3.Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa cần tránh

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, công an đã thu giữ 21 loại tân dược được làm giả, người dân cần biết để phòng tránh.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề