
Bác sĩ Ngô Thị Xuân Bích (khoa dinh dưỡng - tiết chế, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) - Ảnh: P.T.
Chị T. (38 tuổi, TP.HCM) chia sẻ rằng vì cả hai vợ chồng đều có chiều cao khiêm tốn, thấy con trai 9 tuổi chỉ cao 1,2m dù vẫn trong ngưỡng trung bình, chị vẫn ráng đầu tư thêm sữa mong con cao hơn. "Tôi thấy quảng cáo loại sữa dùng 3-6 tháng sẽ tăng 3-5cm nên mua cho con dùng cả năm nay vẫn không thấy tăng chiều cao bao nhiêu", chị T. nói.
Chớ tin quảng cáo sữa tăng chiều cao vượt trội
Tương tự, bé Nguyễn Quỳnh A. (8 tuổi), trú tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, được cha mẹ đưa đến khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Suốt năm qua, cha mẹ bé đã chi khoản tiền lớn để mua nhiều loại sữa được quảng cáo là có tác dụng tăng chiều cao vượt trội. Tuy nhiên chiều cao của A. vẫn không tăng trưởng rõ rệt.
Bác sĩ Ngô Thị Xuân Bích (khoa dinh dưỡng - tiết chế, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) cho biết hiện nay mạng xã hội tràn lan các quảng cáo về sữa và
Trẻ được khám, theo dõi chiều cao để được tư vấn dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi - Ảnh: BVCC
Chú trọng dinh dưỡng và vận động
Trong khi đó, theo hướng dẫn của WHO, ở giai đoạn 3-5 tuổi trẻ có thể tăng chiều cao từ 0,5 - 0,7cm mỗi tháng. "Do vậy, dù trẻ không uống sữa thì giai đoạn này vẫn có sự phát triển chiều cao rất tốt", bác sĩ Hưng nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, trong các yếu tố quyết định chiều cao có 23% do di truyền, 25% do môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ, 32% do chế độ dinh dưỡng, 20% do vận động, thể dục.
"Các yếu tố không can thiệp được gồm gene và giới tính - yếu tố di truyền. Các yếu tố can thiệp được là dinh dưỡng, tập luyện, vận động, hormone, tình trạng dùng thuốc.
Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nói chung, trong đó có chiều cao nói riêng.
Trong can thiệp về chế độ dinh dưỡng, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng tuổi.
Từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng phù hợp với lứa tuổi. Mục đích nhằm cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, bột đường), vitamin và khoáng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện.
Cha mẹ chú ý các thực phẩm giàu chất đạm và canxi như thịt, cá, tôm, cua, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa...
Để bổ sung thực phẩm nhiều canxi cho trẻ nhỏ, không chỉ có sữa mà còn nhiều loại thực phẩm khác", bác sĩ Hưng chia sẻ.
Bên cạnh đó, còn nhiều vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến tăng trưởng chiều cao đó là vitamin A, D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt.
"Một đứa trẻ dù uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà không được tắm nắng để tổng hợp vitamin D thì canxi không thể hấp thu được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao", bác sĩ Hưng cho hay.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm.
Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm (23h-24h đêm khi trẻ đã ngủ say). Trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày lượng hormone tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao.
3 giai đoạn cần chú ý
Bác sĩ Hưng cũng cho hay cần quan tâm sớm, quan tâm kịp thời, đúng mức vào 3 thời kỳ sau: giai đoạn mang thai, giai đoạn 0-2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì. Đây là lúc trẻ có sự gia tăng chiều cao mạnh nhất.
"Trường hợp trẻ tăng trưởng chiều cao kém hơn so với tiêu chuẩn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng, nguyên nhân, loại trừ các bệnh lý. Cha mẹ không nên tin theo những lời quảng cáo bổ sung sữa tăng trưởng chiều cao cho con.
Với trẻ dưới 5 tuổi, việc bổ sung canxi, kẽm, protein cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn. Trường hợp trẻ có cân nặng và chiều cao hợp lý, cha mẹ có thể sử dụng các thức uống dinh dưỡng theo sở thích của trẻ", bác sĩ Hưng khuyến cáo.
