Không ai bị bỏ lại phía sau
Chị
Đội hình “Bình dân học vụ số” Huyện Đoàn Anh Sơn hỗ trợ vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Lý cách nhận biết các chiêu trò lừa đảo trên mạng
“Mỗi lần chạm đến mấy ứng dụng đó, tôi run lắm, cứ thấy phức tạp nên dù con cái khuyên nhủ thế nào tôi cũng không dám làm. May mắn, trong những ngày tháng Ba, tôi được các bạn đoàn viên, thanh niên đến tận nhà tuyên truyền, đả thông tư tưởng, rồi cầm tay chỉ việc từng thao tác nhỏ, tôi dần thay đổi”, chị Nga chia sẻ.
Qua vài lần được các bạn đoàn viên, thanh niên trong đội hình tình nguyện “Bình dân học vụ số” hướng dẫn, giờ chị Nga đã tự tin sử dụng thành thạo các thao tác trực tuyến như đăng ký làm hộ chiếu trực tuyến; sử dụng ví điện tử, chuyển tiền trực tuyến,… để thanh toán các khoản như tiền học phí cho con, tiền điện, nước…
“Tôi vui lắm! Tự tin thao tác các dịch vụ trực tuyến, làm một công dân số thực thụ, tôi thấy mình hiện đại hẳn. Mọi thứ thật tiện ích và đơn giản khi mình thành thạo công nghệ số”, chị Nga nói.
“Bình dân học vụ số không chỉ là một phong trào, mà còn là một chủ trương có ý nghĩa chiến lược, là cơ hội lịch sử để mỗi người dân Việt Nam làm chủ công nghệ, làm chủ tương lai và là động lực để đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, tuổi trẻ phải là lực lượng xung kích nhất”.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy (phát biểu tại lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”, ngày 26/3)
Chị Nga mong, thời gian tới, phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được các bạn trẻ tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, để bà con đỡ vất vả, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao hơn.
Anh Lê Văn Dũng - Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương cho biết, chị Lô Thị Nga là một trong rất nhiều người dân đã thay đổi nhận thức, tư duy về kỹ năng số, chuyển đổi số từ phong trào “Bình
dân học vụ số”. “Từ chỗ sợ công nghệ, qua các buổi tuyên truyền, hướng dẫn, người dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi trở thành một công dân số thực thụ, tự tin giải quyết công việc, thủ tục hành chính đơn giản bằng hình thức trực tuyến”, anh Dũng chia sẻ.
![]() |
ĐVTN xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương tranh thủ buổi tối đến nhà dân hỗ trợ chuyển đổi số |
Thanh Chương là một huyện trung du miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, với diện tích hơn 1.228 km2, hơn 250.000 người. Bà con nông dân chủ yếu sản xuất, canh tác nông, lâm nghiệp, điều kiện để tiếp xúc với công nghệ, chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn. Hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”, đoàn viên, thanh niên của huyện đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động để hỗ trợ người dân. Toàn huyện đã thành lập hơn 29 đội hình thanh niên “Bình dân học vụ số” với gần 500 thành viên là những cán bộ Đoàn, Hội chủ chốt, các bạn thanh niên am hiểu, có kiến thức chuyên sâu về chuyển đổi số tại các xã, thị trấn.
Các cơ sở Đoàn đã triển khai hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng VNeID để quản lý giấy tờ cá nhân số hóa; hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội, các ứng dụng thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt; phòng chống các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội; sử dụng các ứng dụng ngân hàng và cách bảo mật thông tin…
“Do người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ban ngày đi làm nên các đội hình thanh niên tình nguyện lựa chọn buổi đêm đến từng xóm, bản, đi từng ngõ, gõ từng nhà để gặp từng người dân tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ. Nhiều gia đình ở xa, đường sá đi lại khó khăn nhưng các tình nguyện viên vẫn kiên trì đến từng nhà với mong muốn không ai bị bỏ lại phía sau trong phong trào Bình dân học vụ số”, anh Dũng cho biết.
Phòng chống lừa đảo trực tuyến
Huyện Anh Sơn là một trong những địa phương được bạn trẻ tích cực hưởng ứng phong trào bằng cách tận dụng thời gian buổi tối khi bà con đi làm đồng áng, nương rẫy về để hỗ trợ “cầm tay chỉ việc” kỹ năng số. Từ những bản làng xa xôi như


