Đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích xử lý thế nào?

TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đối với trường hợp sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích sau ngày 1/7/2014 thì phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Theo phản ánh của người dân, ngày 10/12/2024, cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm đối với bà Lê Thị N. về hành vi chuyển 103,8 m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất lâm nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hành vi của bà N. không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nên đề xuất mức phạt đối với hành vi vi phạm là 25 triệu đồng theo quy định. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 123 ngày 4/10/2024 của Chính phủ là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai.

Tuy nhiên khi ra quyết định về biện pháp khắc phục hậu quả thì quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024 lại được hiểu theo nhiều hướng.

Đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích xử lý thế nào? ảnh 1

Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích sau ngày 1/7/2014 thì phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất. Ảnh minh hoạ.

Trường hợp 1: Hiểu là hành vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích trước ngày 1/7/2014 đến thời điểm hiện nay mới phát hiện hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Năm 2024 mới lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt và cho người vi phạm thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay tại địa phương năm 2024.

Trường hợp 2: Hiểu là hành vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sau ngày 11/7/2014 đến thời điểm hiện nay mới phát hiện hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Năm 2024 mới lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt, buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Trường hợp 3: Hiểu là hành vi tự ý chuyển đổi dù trước hoặc sau ngày 1/7/2014 đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 1/7/2014. Năm 2024 mới lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt, thì cho người vi phạm thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay tại địa phương năm 2024.

Do đó, người dân thắc mắc Điều 139 Luật Đất đai nên hiểu theo trường hợp nào nêu trên?

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 123 ngày 4/10/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Cách chuyển đất nông nghiệp sang thổ cư năm 2025
Hà Nội chấm dứt loạt dự án chuyển đổi đất nông nghiệp có sai phạm
Hà Nội chấm dứt loạt dự án chuyển đổi đất nông nghiệp có sai phạm