Vẫn còn nhiều khó khăn thực hiện xây TS.Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính - Tiền tệ Quốc gia. Theo ông Lực, hiện nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn khan hiếm nên giá bị đẩy lên cao. Vì vậy, vướng mắc lớn nhất liên quan đến cấp chấp thuận cho chủ đầu tư, liên quan đến đấu thầu. "Hôm vừa rồi, khi Thủ tướng họp với các doanh nghiệp lớn về nhà ở xã hội đã bàn, nghiên cứu đến phương án chỉ định thầu. Đây mới là vấn đề cần tháo gỡ", ông Lực nói. Chia sẻ thêm về những vướng mắc trong quá trình làm nhà ở xã hội, ông Lê Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phân tích, nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn vướng mắc ở cả hai khía cạnh là chính sách và thực hiện chính sách. Theo ông Bình, về chính sách, Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014 chúng ta còn bất cập. Nhà ở xã hội theo Luật Đất đai 2013, quy định quỹ đất cho nhà ở xã hội không phải qua đấu giá, chỉ giao đất, nhưng Luật Nhà ở 2014 quy định phải đấu thầu, điều này khiến mất thời gian, kéo dài. Ông Lê Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ngoài ra, vấn đề tồn tại trong chính sách là việc quy hoạch, do quy định của Nhà nước về nhà ở xã hội. Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội trước đây còn mang tính chất thụ động, trung ương đưa quy hoạch đất đai, các địa phương có chỉ tiêu và dựa trên đó quy định bao nhiêu % là quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. “Trong các luật mới, Nhà nước đã cho địa phương chủ động hơn trong quy hoạch đất dành cho nhà ở xã hội. Quy định Luật Nhà ở mới nêu rõ các dự án phải dành Ông Chử Văn Hải - Trưởng phòng Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng. "Chúng tôi đang nghiên cứu, xây dựng quy định lấy ý kiến thẩm định các cơ quan trước khi trình Quốc hội. Về định vị Quỹ phát triển nhà ở xã hội ở Quốc gia ở vị trị nào thì Quỹ phát triển này đang đề xuất là quỹ tài chính ngoài ngân sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì lợi nhuận, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phù hợp quy định của pháp luật", ông Hải nói. Theo ông Hải, về nguồn vốn cần có sự đóng góp ngân sách nhà nước. Liên quan đến các nguồn vốn khác, hiện nay có nhiều nguồn thu cũng như mô hình nguồn thu từ quỹ phát triển đất có thể nghiên cứu ở nội dung này và đưa vào. Từ đó, xác định ngoài ngân sách nhà nước có thêm nguồn vốn huy động, phải nghiên cứu báo cáo cơ quan có thẩm quyền. "Mục đích của quỹ này là để hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước nhằm cho thuê giống như các nước đều có nhà ở công cộng cho thuê", ông Hải nói.
Đã qua thời coi đầu tư phát triển nhà ở xã hội như làm từ thiện
08:30 03/04/2025
TPO - TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng: "Lâu nay chúng ta vẫn coi nhà ở xã hội như mặt trận từ thiện, làm cũng được, không làm cũng được. Tuy nhiên, quan điểm này đã được thay đổi...".
Bộ Xây dựng đề xuất tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư nhà ở xã hội thêm 3%
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam