Biến số lớn
Việc Mỹ dự kiến áp mức thuế suất lên đến 46% đối với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu - một trong ba trụ cột quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh tiêu dùng và đầu tư.
Với lĩnh vực
Đất nền đầu tư dài hạn sẽ là các phân khúc ít bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, bất động sản nghỉ dưỡng cũng sẽ “nguội” dần do thu nhập người dân suy yếu, ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch nội địa và đầu tư thứ cấp. Còn bất động sản cao cấp, đất nền đầu tư dài hạn sẽ là các phân khúc ít bị ảnh hưởng. Thị trường bất động sản ở Hà Nội và TPHCM, các chung cư vừa túi tiền sẽ tăng trưởng bình thường.
Phân khúc nào bị ảnh hưởng
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, tác động từ chính sách thuế của Mỹ không diễn ra ngay lập tức nhưng sẽ lan tỏa dần theo hai pha.
Ở pha một, dù chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng các tín hiệu tiêu cực từ xuất khẩu và FDI sẽ khiến thị trường dần thận trọng hơn, đặc biệt trong các phân khúc như bất động sản công nghiệp, kho bãi, logistics và bất động sản thương mại.
Pha hai, nếu FDI giảm mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài không còn nhu cầu mở rộng hoặc thiết lập nhà máy mới, bất động sản khu công nghiệp, nhà xưởng cho thuê sẽ chịu ảnh hưởng. Từ đó, tác động sẽ lan rộng sang thị trường văn phòng cho thuê, nhà ở cho chuyên gia nước ngoài. Đồng thời tác động tới tiêu dùng. Thu nhập của người dân bị ảnh hưởng sẽ làm sức mua của thị trường bất động sản giảm.
Do đó, ông Châu cho rằng thái độ chủ động của doanh nghiệp bất động sản là yếu tố then chốt. Các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp cũng cần chủ động lập kế hoạch, tính toán phân kỳ đầu tư hợp lý, linh hoạt quy mô và thời điểm triển khai để phù hợp với biến động thị trường và dòng vốn FDI thực tế.
![]() |
Các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp cần chủ động lập kế hoạch, tính toán phân kỳ đầu tư hợp lý, |
“Những doanh nghiệp có định hướng phát triển bất động sản công nghiệp dài hạn cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, pháp lý, từ đó nắm bắt cơ hội khi tình hình ổn định trở lại”, ông Châu khuyến cáo.
Chủ tịch HoREA cũng chỉ ra một hệ lụy khác, ít được chú ý nhưng có thể tác động trực tiếp đến thị trường là nhà ở thương mại và nhà ở cho chuyên gia. Khi doanh nghiệp cắt giảm lao động, di chuyển chuyên gia hoặc thu hẹp sản xuất, nhu cầu về căn hộ trung - cao cấp cũng sẽ chững lại. Sức mua giảm, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy giảm, việc làm ít đi, thu nhập giảm... sẽ tạo ra áp lực lớn cho các dự án nhà ở đang triển khai.
Tuy nhiên, ông Châu nhấn mạnh, tất cả mới chỉ là kịch bản có thể xảy ra. Thực tế sẽ còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán thương mại và các quyết sách điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
“Với sự phản ứng nhanh nhạy và các giải pháp hiệu quả, tôi tin Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua thách thức này, tiếp tục duy trì dòng vốn FDI, ổn định thị trường bất động sản và hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay”, ông Châu nhận định.

